Bouleram 2g

0₫

Mô tả

Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm

Dạng bào chế:Bột pha tiêm

Đóng gói:Hộp 1 lọ, hộp 10 lọ, hộp 1 Iọ+ 02 ống nước cất pha tiêm 5ml (SX tại CT TNHH MTV 120- Armephaco, SDK VD-22389-15), hộp 1 Iọ+ 02 ống nước cất pha tiêm 5ml (SX tại CTCPDP Trung Ương 2- Dopharma, SĐK VD-18637-13)

Thành phần:

Cefotiam (dưới dạng Cefotiam hydroclorid) 2g

SĐK:VD-34110-20

 Nhà sản xuất:Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi - VIỆT NAM 
 Nhà đăng ký:Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi 
 Nhà phân phối:  

Chỉ định:

- Nhiễm trùng máu 

- Nhiễm trùng vết bỏng hay vết mổ, áp xe dưới da, mụn nhọt. 

- Viêm tủy xương, viêm khớp có mủ.

- Viêm amidan, viêm phế quản, giãn phế quản có nhiễm trùng, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, viêm màng phổi có mủ, viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc, viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm màng não, các nhiễm trùng bên trong tử cung, viêm khung chậu, viêm dây chằng, viêm tuyến Bartholin, viêm tai giữa, viêm xoang.

Liều lượng - Cách dùng

Người lớn: Tiêm tĩnh mạch 0,5 - 2g/ ngày, chia làm 2 - 4 lần

Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 40 – 80 mg/ kg thể trọng/ ngày chia làm 3 - 4 lần.

Liều điều trị nhiễm trùng máu ở người lớn có thể lên đến 4 g/ ngày. 

Liều điều trị nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài (như nhiễm trùng máu, viêm màng não) ở trẻ em có thể tăng đến 160 mg/kg/ ngày.

Liều có thể được điều chỉnh tùy theo tuổi và triệu chứng của bệnh nhân.

Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine # 16,6 ml/ phút có thể dùng chế độ liều như những bệnh nhân có chức năng thận bình thường.

Những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine <16,6 ml/ phút, cần phải giảm liều xuống còn 75% so với liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường với khoảng cách liều là cách mỗi 6 hoặc 8 giờ.

* Pha chế dung dịch tiêm:

-Tiêm tĩnh mạch: dùng ngay sau khi hòa tan thuốc tiêm Bifotirin trong nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid đẳng trương và dung dịch glucose 5%.

- Tiêm truyền: hòa tan liều 0,25 – 2 g vào dung dịch tiêm truyền như dung dịch glucose, dung dịch điện giải, dung dịch acid amin và tiêm truyền kéo dài hơn 30 phút đến 1 giờ. Khi hòa tan không cần dùng nước cất pha tiêm.

Chống chỉ định:

- Người bệnh có tiền sử sốc với cefotiam.
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Beta lactam.

Tương tác thuốc:

Thỉnh thoảng có độc tính trên thận khi sử dụng cùng với kháng sinh họ Cephalosporin hoặc với thuốc lợi tiểu như Furosemide.

Tác dụng phụ:

Trường hợp gặp phải những tác dụng không mong muốn sau, cần ngưng sử dụng thuốc ngay và có biện pháp điều trị thích hợp.
1) Sốc: Sốc có thể xảy ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc triệu chứng nào liên quan xảy ra , phải ngưng sử dụng Tratim ngay lập tức và có biện pháp điều trị thích hợp.
2) Mẫn cảm với thuốc: Dấu hiệu về phản ứng quá mẫn cảm như phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa ngáy hoặc sốt có thể xảy ra.
3) Da: Hiếm gặp hội chứng Steven – Johnson’s hoặc hoại tử biểu bì.
4) Huyết học: Dấu hiệu về các phản ứng huyết học như bệnh thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, hoặc tăng tế bào ưa Eozin có thể xảy ra.
5) Gan: Hiếm thấy trường hợp tăng GOT, GPT, alkaline phophatase, LDH, γ-GTP.
6) Thận: Nên kiểm tra định kỳ chức năng thận vì có thể suy thận nặng như suy thận cấp tính có thể xảy ra.
7) Dạ dày ruột: Hiếm thấy viêm kết mạc ruột nghiêm trọng như viêm ruột kết màng giả, biểu hiện rõ trong phân có máu. Đau bụng và tiêu chảy thường xuyên, cần phải có cách điều trị thích hợp, bao gồm cả việc ngưng chỉ định dùng Tratim. Trường hợp buồn nôn, ói mửa, hoặc biếng ăn hiếm gặp.
8) Hô hấp: hiếm gặp hội chứng PIE biểu hiện rõ bằng sốt, ho , khó thở, kết quả chụp X-quang bất thường, hoặc có tế bào ưa eozin xảy ra. Nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào như trên phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và có cách điều trị thích hợp như cho sử dụng các hormon tuyến thượng thận.
9) Hệ thần kinh trung ương: Tai biến có thể xảy ra trên bệnh nhân suy thận sau khi tiêm tĩnh mạch với dung lượng lớn.
10) Bội nhiễm: Viêm miệng hoặc nấm candida có thể xảy ra.
11) Thiếu vitamin: Hiếm khi thấy thiếu Vitamin K gây ra hiện tượng máu không đông và có xu hướng chảy máu hoặc thiếu Vitamin nhóm B gây ra viêm lưỡi, chán ăn hoặc viêm dây thần kinh.
12) Những trường hợp khác: Đau đầu,hoa mắt có thể xảy ra.

Chú ý đề phòng:

1) Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Cefotiam hoặc với bất cứ kháng sinh nào của thuộc nhóm Cefalosporine và Penicillins.
2) Bệnh nhân hoặc bản thân gia đình có cơ địa dị ứng như hen suyễn, phế quản, phát ban hoặc mề đay.
3) Bệnh nhân bị suy thận nặng.
4) Bệnh nhân bị ăn uống thiếu dinh dưỡng, bệnh nhân chịu sự nuôi dưỡng ngoài ruột, người già, hoặc những bệnh nhân trong tình trạng suy nhược. (Cẩn thận theo dõi những bệnh nhân này vì triệu chứng thiếu Vitamin K có thể xảy ra)

ĐỀ PHÒNG

1) Cần thử độ nhạy cảm trước khi điều trị và thời gian điều trị cần giảm tối thiểu vì vi khuẩn đề kháng có thể tăng lên trong suốt quá trình điều trị.
2) Yêu cầu phải cẩn thận với bất kỳ trường hợp mẫn cảm bởi sốc có thể xảy ra. Nên làm thử phản ứng dưới da trước khi sử dụng.
3) Những trường hợp khẩn cấp nên đựơc chuẩn bị sẵn sàng để có phương tiện đối phó trong những trường hợp sốc diễn ra. Sau khi dùng thuốc này bệnh nhân nên nằm yên tĩnh và được chăm sóc thích hợp.
4) Kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận, huyết học trong suốt thời gian điều trị.

PHỤ NỮ MANG THAI: Tính an toàn trên phụ nữ mang thai chưa được khảo sát. Chỉ sử dụng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết cho việc điều trị, phải cân nhắc thận trọng trước khi tiêm.

NHI KHOA: Tính an toàn của trẻ sơ sinh và trẻ mới chập chững chưa được khảo sát trong chỉ định tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp.

Thông tin thành phần Cefotiam

Tác dụng :

* Vi khuẩn nhạy cảm: Staphylococci, Streptococci (Lưu ý: Hầu hết Enterococci bị đề kháng), Pneumococus, H.infuenzae, E.coli, klebsiella, Enterobacter spp., Citrobacter spp, P.mirabilis, P.vulgaris, P. morgani.

Chỉ định :– Nhiễm khuẩn máu – Vết thương trước phẫu thuật, nhiễm khuẩn vết bỏng, áp xe dưới da, nhọt, nhọt độc dưới da do nhiễm khẩu và sinh mủ, đinh nhọt. 

– Viêm cột sống, viêm khớp nhiễm khuẩn.

 – Viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, các bệnh nhân nhiễm khuẩn phổi. 

– Viêm túi mật 

– Viêm thận, viêm bọng đái, đường niệu, viêm tuyến tiền liệt. 

– Viêm màng não 

– Nhiễm khuẩn bên trong tử cung, nhiễm khuẩn màng bụng 

– Viêm tai giữa.

Liều lượng - cách dùng:+ Tiêm tĩnh mạch: 

– Người lớn : Liều thông thường là 0,5 – 2g/ngày, chia 2 -4 lần/ ngày. Trong nhiễm khuẩn máu có thể tăng liều lên 4g/ngày. 

– Trẻ em: 40 – 80 mg/kg thể trọng/ ngày tiêm cách nhau 6 – 8 giờ. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng bao gồm: nhiễm khuẩn máu, viêm màng não, tăng liều lên 160mg/kg thể trọng/ngày.
– Liều dùng được điều chỉnh thật chặt chẽ theo mức độ nhiễm khuẩn và độ tuổi. 

– Cách dùng: Thuốc nên được pha với nước cất pha tiêm, dung dịch NaCl 0,9% hoặc dung dịch Dextrose 5% để tiêm tĩnh mạch. 

– Đối với truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong thời gian trên 30 đến 120 phút đối với người lớn và trẻ em nên truyền 30 đến 60 phút. Nước pha tiêm không nên sử dụng pha thuốc truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. 

+ Tiêm bắp: 

– Người lớn: Liều thông thường cho người lớn :0,5 đến 2g/ ngày cách đến 6 đến 12 giờ một lần. Liều được điều chỉnh theo mức độ nhiễm khuẩn và độ tuổi. 

– Mỗi lọ nên pha loãng với 3ml dung dịch thuốc tiêm Lidocain hydrochloride 0,5%. 

– Thuốc chỉ tiêm bắp khi không thể tiêm tĩnh mạch.

Chống chỉ định :

1) Bệnh nhân có tiền sử bị sốc bởi Cefotiam.
2) Không được tiêm bắp cho trẻ em
3) Bệnh nhân bị quá mẫn với các thuốc gây mê, gây tê có gốc anilin như Lidocain thì không được tiêm bắp.

Tác dụng phụ

Trường hợp gặp phải những tác dụng không mong muốn sau, cần ngưng sử dụng thuốc ngay và có biện pháp điều trị thích hợp.
1) Sốc: Sốc có thể xảy ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hoặc triệu chứng nào liên quan xảy ra , phải ngưng sử dụng Tratim ngay lập tức và có biện pháp điều trị thích hợp.
2) Mẫn cảm với thuốc: Dấu hiệu về phản ứng quá mẫn cảm như phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, ngứa ngáy hoặc sốt có thể xảy ra.
3) Da: Hiếm gặp hội chứng Steven – Johnson’s hoặc hoại tử biểu bì.
4) Huyết học: Dấu hiệu về các phản ứng huyết học như bệnh thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, hoặc tăng tế bào ưa Eozin có thể xảy ra.
5) Gan: Hiếm thấy trường hợp tăng GOT, GPT, alkaline phophatase, LDH, γ-GTP.
6) Thận: Nên kiểm tra định kỳ chức năng thận vì có thể suy thận nặng như suy thận cấp tính có thể xảy ra.
7) Dạ dày ruột: Hiếm thấy viêm kết mạc ruột nghiêm trọng như viêm ruột kết màng giả, biểu hiện rõ trong phân có máu. Đau bụng và tiêu chảy thường xuyên, cần phải có cách điều trị thích hợp, bao gồm cả việc ngưng chỉ định dùng Tratim. Trường hợp buồn nôn, ói mửa, hoặc biếng ăn hiếm gặp.
8) Hô hấp: hiếm gặp hội chứng PIE biểu hiện rõ bằng sốt, ho , khó thở, kết quả chụp X-quang bất thường, hoặc có tế bào ưa eozin xảy ra. Nếu xảy ra bất kỳ triệu chứng nào như trên phải ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và có cách điều trị thích hợp như cho sử dụng các hormon tuyến thượng thận.
9) Hệ thần kinh trung ương: Tai biến có thể xảy ra trên bệnh nhân suy thận sau khi tiêm tĩnh mạch với dung lượng lớn.
10) Bội nhiễm: Viêm miệng hoặc nấm candida có thể xảy ra.
11) Thiếu vitamin: Hiếm khi thấy thiếu Vitamin K gây ra hiện tượng máu không đông và có xu hướng chảy máu hoặc thiếu Vitamin nhóm B gây ra viêm lưỡi, chán ăn hoặc viêm dây thần kinh.
12) Những trường hợp khác: Đau đầu,hoa mắt có thể xảy ra.

Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ

Bình luận

Sản phẩm khác